CÔNG BỐ KHOA HỌC

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG (Mã số: CS22-54)

10/05/2023

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

 

 

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

 

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Cải thiện Phát âm cho Sinh viên năm thứ nhất hệ Liên kết quốc tế, Trường Đại học Thương Mại

- Mã số: CS22-54

- Chủ nhiệm: ThS. Nguyễn Thị Hằng

- Cơ quan chủ trì: Đại học Thương Mại

- Thời gian thực hiện: Từ 07/2022 đến tháng 03/2023

2. Mục tiêu:

Đề tài có mục tiêu chung nghiên cứu thực trạng phát âm của sinh viên năm thứ nhất, hệ LKQT, trường ĐHTM. Dựa trên thực trạng và tổng quan nghiên cứu, đưa ra đề xuất hữu ích và khả thi nhằm cải thiện tình hình. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu áp dụng thực nghiệm hoạt động lồng tiếng vào cải thiện phát âm cho khách thể, đánh giá tính hiệu quả hoạt động này và thu thập phản hồi của khách thể để đưa ra những đề xuất về việc tích hợp hoạt động này trong hoạt động giảng dạy Tiếng Anh trên lớp.

3. Tính mới và sáng tạo:

+ Hiện tại chưa có đề tài nào về áp dụng thử nghiệm lồng tiếng vào cải thiện phát âm cho sinh viên năm nhất hệ LKQT, trường ĐHTM.

+ Đề tài có xây dựng đề xuất kế hoạch tích hợp lồng tiếng vào nội dung chương trình học chính khóa nhằm cải thiện phát âm dựa trên cơ sở kết quả thu được, khắc phục được những hạn chế trong quá trình nghiên cứu hành động, do đó, kế hoạch tích hợp hy vọng đạt hiệu quả cao.

3. Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu

Phát âm luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp, là một trong những thành tố giúp người học đạt nghe hiểu tốt hơn, tự tin và trôi chảy hơn khi nói tiếng anh. Nếu phát âm sai hoặc không rõ ràng có thể khiến người nghe không hiểu thông điệp giao tiếp của người nói, làm cản trở hoạt động giao tiếp hoặc đôi khi dẫn tới những hiểu lầm nghiêm trọng và hậu quả đáng tiếc. Sau khi tổng quan nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát âm của 226 sinh viên năm thứ nhất hệ Liên kết quốc tế, trường Đại học Thương mại, nhóm nghiên cứu áp dụng hoạt động lồng tiếng vào cải thiện phát âm cho 53 khách thể trong nhóm 226 khách thể. Nghiên cứu tác động sư phạm diễn tra trong 11 tuần học kỳ I, năm học 2022-2023, theo quy trình 4 bước cơ bản đề xuất bởi O’Leary (2004). Các công cụ nghiên cứu bao gồm bài kiểm tra, quan sát, bảng hỏi và phỏng vấn. 53 khách thể của nghiên cứu có đặc điểm chung là cần cải thiện phát âm để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, góp phần giúp sinh viên đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo. Đề tài có mục tiêu chung nghiên cứu thực trạng phát âm của sinh viên năm thứ nhất, hệ LKQT, trường ĐHTM. Dựa trên thực trạng và tổng quan nghiên cứu, đưa ra đề xuất hữu ích và khả thi nhằm cải thiện tình hình. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu áp dụng thực nghiệm hoạt động lồng tiếng vào cải thiện phát âm cho khách thể, đánh giá tính hiệu quả hoạt động này và thu thập phản hồi của khách thể để đưa ra những đề xuất về việc tích hợp hoạt động này trong hoạt động giảng dạy Tiếng Anh trên lớp. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tổng quan về thực trạng phát âm của sinh viên năm nhất, hệ LKQT, trường ĐHTM thông qua việc tìm ra lỗi phát âm phổ biến và điều tra quan điểm của khách thể. Bốn nhóm lỗi phát âm nổi bật của sinh viên bao gồm lược âm, thêm âm, nhầm/sai âm, và không nhấn hoặc nhấn sai trọng âm. Dựa trên cơ sở thực trạng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra đề xuất cải thiện tình hình và tiến hành thử nghiệm hoạt động lồng tiếng vào cải thiện phát âm cho khách thể. Nhìn chung, kết quả thu được đạt mức triển vọng; tỉ lệ cao khách thể có cải thiện phát âm tốt về mặt âm và trọng âm. Nhiều sinh viên cho rằng đây là hoạt động dạy phát âm thú vị hơn hoạt động phát âm thông thường. Dựa trên kết quả thu được, nhóm nghiên cứu đã đưa đề xuất nhằm thực hiện hoạt động lồng tiếng hiệu quả hơn và đề xuất kế hoạch tích hợp lồng tiếng vào nội dung chương trình học chính khóa, khắc phục được những hạn chế gặp phải trong quá trình nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu hành động.

4. Công bố sản phẩm khoa học từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp chí năm xuất bản và minh chứng kèm theo nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):

Nguyễn Thị Hằng, Mai Tuyết Nhung, Phạm Quang Trúc. (2023). Cải thiện Phát âm cho Sinh viên năm thứ nhất hệ Liên kết quốc tế, Trường Đại học Thương Mại, Ký yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Dạy và học ngoại ngữ ở bậc đại học: Góc nhìn từ thực tiễn” (LEHE 2023).

6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

Kết quả nghiên cứu là nền tảng giúp nhà trường, khoa Tiếng Anh, viện ĐTQT, giảng viên nắm được tổng quan thực trạng phát âm của sinh viên năm thứ nhất, và nắm sơ bộ về tính hiệu quả của việc sử dụng lồng tiếng đối với phát âm, từ đó cân nhắc triển khai lồng tiếng như một hoạt động bổ trợ trong khóa học giúp nâng cao phát âm Tiếng Anh của sinh viên năm nhất hệ LKQT, trường ĐHTM.

Kết quả được trình bày tại hội thảo và đăng tại kỷ yếu hội thảo quốc gia “Dạy và học ngoại ngữ ở bậc đại học: Góc nhìn từ thực tiễn” (LEHE 2023) do trường ĐHTM phối hợp với các trường đại học khác tổ chức.

                                                                                          Ngày 10 tháng 5 năm 2023

 

 

       Chủ nhiệm đề tài

 

 

  ThS. Nguyễn Thị Hằng