CÔNG BỐ KHOA HỌC

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

10/05/2023

 

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong thuật ngữ quản trị chiến lược tiếng Việt và tiếng Anh

- Chủ nhiệm: Th.S. Nguyễn Thị Thúy Hạnh

2. Mục tiêu:

Đề tài vận dụng Lý thuyết về thuật ngữ, Lý thuyết về ẩn dụ ý niệm, đặc biệt là cơ chế ánh xạ và mô hình tri nhận của ẩn dụ ý niệm để đối chiếu nhằm làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt về tần suất và cơ chế ánh xạ ẩn dụ ý niệm trong hình thành thuật ngữ QTCL tiếng Việt và tiếng Anh.

3. Tính mới và sáng tạo:

Đây là nghiên cứu đầu tiên về so sánh đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong hai hệ thuật ngữ quản trị chiến lược tiếng Việt và tiếng Anh, mở ra hướng nghiên cứu mới về thuật ngữ ở Việt Nam - dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận.

4. Kết quả nghiên cứu:

Với mục đích tìm hiểu và đối chiếu ẩn dụ ý niệm trong thuật ngữ quản trị chiến lược tiếng Việt và tiếng Anh, đề tài sử dụng khung lý thuyết như định nghĩa về thuật ngữ của Hà Quang Năng (2012), quy trình nhận dạng ẩn dụ MIP do Pragglejaz (2007) đề xuất, áp dụng quan điểm phân loại ẩn dụ theo chức năng của Lakoff & Johnson (2003), đề tài đã đạt được những kết quả nhất định như sau:

Đối chiếu hai hệ thuật ngữ về tần suất sử dụng ẩn dụ cho thấy, nhìn chung số lượng thuật ngữ ẩn dụ trong tiếng Anh cao hơn trong tiếng Việt. Sự chênh lệch rõ rệt nhất có thể thấy giữa hai hệ thuật ngữ đó là tần suất xuất hiện của miền nguồn CON NGƯỜI trong thuật ngữ tiếng Việt cao hơn nhiều so với thuật ngữ tiếng Anh, trong khi đó miền nguồn ĐỘNG VẬT trong thuật ngữ tiếng Anh lại cao gấp nhiều lần so với thuật ngữ tiếng Việt.

Về ánh xạ, nhìn chung có sự tương đồng đáng kể trong các ẩn dụ được tìm thấy trong khối liệu nghiên cứu. Điều này cho thấy với bản chất là công cụ phản ánh phương thức tư duy và quá trình tri nhận của con người về thế giới khách quan, ẩn dụ ý niệm có tính phổ quát cao. Hầu hết các thuật ngữ ẩn dụ trong tiếng Anh có thuật ngữ ẩn dụ tương đương trong tiếng Việt, chính điều đó đảm bảo tính quốc tế của thuật ngữ. Tuy nhiên, thuộc tính các bên liên quan trong ẩn dụ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC LÀ XÂY DỰNG chỉ được làm nổi bật trong thuật ngữ tiếng Anh mà bị che mờ thuật ngữ tiếng Vit; mối quan hệ trong gia đình được khắc họa rõ nét trong các thuật ngữ tiếng Việt, nhưng không rõ nét trong tiếng Anh. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, người Việt Nam không có ý nim về , gấu và một số động vật như người cộng đồng các nưc nói tiếng Anh nên cách tư duy về các thuộc tính của động vật trong hình thành thuật ngữ ẩn dụ có miền nguồn ĐỘNG VẬT có sự khác biệt.

5. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:

5.1. Hiệu quả mang lại của kết quả nghiên cứu

- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu về tiếng Anh chuyên ngành quản trị chiến lược.

- Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan:

Giúp hệ thống hóa các thuật ngữ quản trị chiến lược tiếng Việt hiện đang còn xuất hiện tản mạn, tạo tiền đề cho sự ra đời của cuốn từ điển thuật ngữ đối chiếu chuyên ngành quản trị chiến lược Anh-Việt.

- Đối với phát triển kinh tế-xã hội:

Đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn về vấn đề nghiên cứu: những điểm tương đồng và khác biệt về ẩn dụ ý niệm giữa hệ thuật ngữ quản trị chiến lược trong hai ngôn ngữ Anh, Việt.

- Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu:

Phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy và biên soạn giáo trình học phần Ngôn ngữ học đối chiếu, Ngữ Nghĩa học cho sinh viên chuyên ngành tiếng Anh Thương mại.

5.2. Phương thức chuyển giao:

- Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên khoa Tiếng Anh và những cá nhân học tập, nghiên cứu quản trị chiến lược.