CÔNG BỐ KHOA HỌC

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG (Mã số: CS22 – 53)

10/05/2023

 

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Nghiên cứu ngôn ngữ thể hiện lịch sự trong đàm phán tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt

- Mã số: CS22 – 53

- Chủ nhiệm: Ths. Hoàng Thu Ba

- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Thương mại

- Thời gian thực hiện: 8 tháng từ (30/7/2022 – 31/3/2023)

2. Mục tiêu:

Từ tính cấp thiết của đề tài, nhóm nghiên cứu hướng tới thực hiện mục tiêu chung là tìm hiểu và nghiên cứu ngôn ngữ lịch sự trong hội thoại đàm phán tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu chung, các mục tiêu cụ thể sau cần được hoàn thành:

1)    khảo sát đặc điểm ngôn ngữ thể hiện lịch sự được sử dụng trong các cuộc đàm phán bằng tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt;

2)    đối chiếu các nhóm ngôn ngữ thể hiện lịch sự được áp dụng trong đàm phán tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt để tìm ra các điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ và hai vùng văn hóa;

3. Tính mới và sáng tạo:

Nghiên cứu thực hiện trên thể loại cấu trúc đàm phán, nghiên cứu đàm phán ở góc độ ngữ dụng học, cụ thể qua chiến lược lịch sự trong mỗi giai đoạn đàm phán trên chương trình truyền hình thực tế Shark Tank.

4. Kết quả nghiên cứu:

Nghiên cứu “đặc điểm ngôn ngữ thể hiện lịch sự trong hội thoại đàm phán tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt” đã được nhóm nghiên cứu thực hiện với mục đích chính đó là xác định những điểm tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng các yếu tố lịch sự trong phát ngôn trong ngữ cảnh đàm phán tiếng Anh (Mỹ) và tiếng Việt. Để hiện thực hóa nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng ngữ liệu hội thoại từ truyền hình thực tế từ hai chương trình Shark Tank Mỹ và Việt Nam để tiếp cận đặc điểm ngôn ngữ lịch sự. Nghiên cứu đã sử dụng đa dạng các phương pháp nghiên cứu gồm phương pháp miêu tả định tính, phương pháp đối chiếu so sánh trong ngữ dụng học, và áp dụng công cụ thống kê SPSS trong ngôn ngữ học để số hóa các đặc trưng ngôn ngữ. Đồng thời, nhóm đã hệ thống các luận điểm, cơ sở lý thuyết nhằm định hướng và tạo khung nghiên cứu cho đề tài gồm các lý thuyết lịch sự chiến lược, mô hình đàm phán, mô hình lịch sự chiến lược. Từ quá trình khảo sát mang tính ngôn ngữ học xã hội, kết quả nghiên cứu khá thú vị và thể hiện những điểm tương đồng và khác biệt trong phong cách giao tiếp xét ở góc độ lịch sự của các NĐT, NKGĐT ở hai chương trình được mô tả khái quát trong từng giai đoạn đàm phán.

Từ kết quả khảo sát ở 3 giai đoạn của thể loại chương trình, với mục đích giao tiếp ở mối giai đoạn khác nhau, CLLS đã được các đối tượng áp dụng khác nhau trong đàm phán nhằm tăng hiệu quả giao tiếp và đàm phán của mình. Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi có thể khái quát hóa và so sánh với các định kiến, quy ước, luận điểm trước đây trong hướng tiếp cận lịch sự ở 2 nền văn hóa.

Như vậy, qua các bước phân tích ngữ dụng trên cơ sở cấu trúc thể loại hội thoại đàm phán trên truyền hình, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các chiến lược lịch sự được sử dụng trong đàm phán ở hai phiên bản ngôn ngữ Anh Mỹ và Việt. Những kết quả này có nhiều ý nghĩa trong áp dụng giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp.