Đào tạo

Kết quả hoạt động Đào tạo và Nghiên cứu khoa học

14/11/2016
Kết quả hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Giảng viên và sinh viên khoa tiếng Anh giai đoạn 2010 - 2015
KẾT QUẢ ĐÀO TẠO VÀ THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO CỦA KHOA TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015

Số lượng sinh viên tuyển sinh, tốt nghiệp giai đoạn 2011-2015

 

2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

Số sinh viên trúng tuyển

237

(K46N)

239

(K47N)

242

(K48N)

216

(K49N)

290

(K50N)

Số sinh viên tốt nghiệp

141/165

(K43N)

239/279

(K44N)

161/225

(K45N)

210/238

(k46N)

198/237

(K47N)

Kết quả đào tạo

Năm học

Kết quả đào tạo

Xuất sắc

Giỏi

Khá

Trung bình

2010-2011

0

2

156

7

2011-2012

0

19

239

21

2012-2013

0

9

195

21

2013-2014

0

13

192

33

2014-2015

0

12

189

36

 

HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CỦA KHOA TIẾNG ANH

Kể từ khi thành lập vào năm 2007, đặc biệt trong giai đoạn 2010 - 2015, hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Tiếng Anh đã có những bước tiến đáng kể, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu nhân lực của xã hội.

1. Hoạt động nghiên cứu khoa học của giáo viên.

Dưới sự chỉ đạo của Ban chủ nghiệm Khoa, chủ nhiệm Bộ môn và nỗ lực tự thân của mỗi giáo viên, toàn thể giáo viên trong Khoa đều hoàn thành đầy đủ chỉ tiêu số lượng về nghiên cứu khoa học, đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của các nghiên cứu.

Hoạt động nghiên cứu Khoa học của giáo viên Khoa Tiếng Anh được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: Đề tài nghiên cứu khoa học và dự án R&D cấp trường (đã thực hiện và bảo vệ thành công 10 đề tài trong giai đoạn 2010 – 2015, hiện đang triển khai 3 đề tài khác); các bài báo gửi đăng tại các hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia (22 bài đăng kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế và quốc gia), các bài báo và tham luận tại Hội nghị khoa học cấp Khoa và Hội nghị thông tin khoa học cấp Bộ môn (tổ chức định kỳ mỗi năm 2 lần); hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học (trung bình 6 – 8 đề tài / năm); ngoài ra do đặc thù của chuyên ngành, Khoa Tiếng Anh tổ chức luân phiên Dạ hội tiếng Anh và cuộc thi Olympic tiếng Anh hàng năm như một sân chơi bổ ích cho sinh viên và giáo viên trong việc nâng cao động cơ học tập và giảng dạy cho cả hai nhóm giáo viên này.

Các đề tài nghiên cứu khoa học của giáo viên trong Khoa tập trung vào nhiều lĩnh vực khác nhau, cả lý thuyết và thực tế. Các đề tài đều được đề xuất từ thực tế giảng dạy, nhận dạng được các khó khăn trong quá trình từ đó đề xuất giải pháp khắc phục, do vậy đề tài có tính thực tiễn và khả năng áp dụng cao. Các đề tài nghiên cứu đều được hoàn thành đúng tiến độ, nghiệm thu đạt loại khá trở lên.

Các đề tài NCKH Khoa Tiếng Anh đã thực hiện trong giai đoạn 2010 – 2015:

TT

Đề tài

Người chủ trì/thực hiện

Kết quả nghiệm thu

1

Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các học phần tiếng Anh chuyên ngành

Nguyễn Bích Hồng

Tốt

2

Phát triển nội dung giảng dạy học phần Thư tín thương mại cho sinh viên khoa tiếng Anh nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Nguyễn Bích Hồng

Tốt

3

Nâng cao kỹ năng nghe hiểu để phát triển kỹ năng phiên dịch tiếng Anh cho sinh viên năm thứ 3, khoa tiếng Anh, trường Đại học Thương mại Hà Nội

Vũ Thị Thanh Hoa

Tốt

4

Một số định hướng phát triển tập bài giảng Tiếng Anh 1.4 thông qua việc bổ sung những hoạt động giao thoa văn hóa vào các bài học nhằm tăng nhận thức và hiệu quả trong giao tiếp của sinh viên không chuyên năm thứ 2, Trường Đại học Thương mại

Phạm Thị Phương Liên

Lê Thị Phương Mai

Khá

5

Giảm thiểu tác động tiêu cực của ngôn ngữ mẹ đẻ tới kỹ năng biên dịch của sinh viên Khoa Tiếng Anh – Đại học Thương mại

Nguyễn Thị Lan Phương

Tốt

6

Phân tích lỗi phiên dịch của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh thương mại và giải pháp khắc phục

Nguyễn Thị Lan Phương

Tốt

7

Tăng cường sự tương tác giữa thầy và trò trong học phần văn hóa Mỹ của sinh viên khoa tiếng Anh - Trường Đại học Thương mại

Phan Tú Lan

Tốt

8

Những yếu tố ảnh hưởngđến chất lượng đào tạo Tiếng Anh chuyên ngành cho sinh viên năm thứ nhất khoa Tiếng Anh,Đại học Thương Mại

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Tốt

9

Sử dụng thủ thuật hoạt động theo nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động của sinh viên năm thứ 1 trong các học phần lý thuyết Tiếng Anh tại trường Đại học Thương Mại Hà Nội

Nguyễn Thị Thúy Hạnh; Trần Thị Thu Hiền

Tốt

10

Nghiên cứu một số lý thuyết về chuyển mã ngôn ngữ và nguyên nhân của việc chuyển mã ngôn ngữ

Nguyễn Thị Thuỷ Chung

Tốt

 

Các bài báo khoa học do giáo viên Khoa Tiếng Anh thực hiện có hàm lượng khoa học cao, có tính thực tiễn và khả năng áp dụng, chuyển giao tốt. Một số giáo viên đã được mời thuyết trình tại hội thảo khoa học các cấp.

Trong thời gian tới, lãnh đạo Khoa và Bộ môn tiếp tục định hướng, động viên và giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho giáo viên trong Khoa với các hướng nghiên cứu chính được xác định gồm lý luận về phương pháp giảng dạy; so sánh – đối chiếu ngôn ngữ và giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành. Khoa, Bộ môn và các giáo viên đặt mục tiêu đảm bảo hoàn thành đủ và chất lượng nhiệm vụ khoa học được giao, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy chuyên ngành.

2. Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Từ khi thành lập chuyên ngành Tiếng Anh thương mại đến nay, ý thức được vai trò quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với chất lượng học tập của sinh viên, lãnh đạo Khoa – Bộ môn và cá nhân mỗi giáo viên không ngừng động viên, khuyến khích sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học. Mặc dù số lượng đề tài được thực hiên hàng năm không nhiều (trung bình 6 – 8 đề tài mỗi năm) nhưng hoạt động nghiên cứu của sinh viên đã có những thành tích đáng khích lệ. Trong giai đoạn 2010 – 2015, dưới sự hướng dẫn của các giáo viên trong Khoa, sinh viên Khoa Tiếng Anh đã thực hiện 102 đề tài, trong đó nhiều nhóm sinh viên đã đoạt giải nghiên cứu khoa học cấp trường, có đề tài được đăng kỷ yếu (46 đề tài), đoạt giải nghiên cứu khoa học cấp Bộ (một giải nhì và 2 giải ba).

Bên cạnh việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, sinh viên Khoa Tiếng Anh cũng nhiêt tình tham gia các hoạt động khoa học khác như hùng biện tiếng Anh, dạ hội tiếng Anh, câu lạc bộ Tiếng Anh. Các hoạt động này góp phần đáng kể vào việc nâng cao động cơ học tập, tăng cường cơ hội tiếp cận và cập nhật kiến thức nhằm nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên.